Chuyên đề 06  


Phòng chống Suy dinh dưỡng cho học sinh tiểu học 



 Mục tiêu bài học:

 Sau bài học này học sinh nắm được:

  • Thế nào là suy dinh dưỡng và hậu quả của suy dinh dưỡng

  • Biết được nguyên nhân thường gặp làm cho các em bị suy dinh dưỡng và cách khắc phục. 

  • Có ý thức ăn uống hợp lý và vận động thể lực để có được một cơ thể khỏe mạnh.

  • Thực hành cân, đo chính bản thân mình; sử dụng phần mềm trên máy tính để tự đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cơ thể.  


1. Thế nào là Suy dinh dưỡng (SDD)

Hiểu theo nghĩa đầy đủ nhất thì mọi trường hợp có tình trạng dinh dưỡng không nằm trong ngưỡng bình thường đều gọi SUY dinh dưỡng: Quá nhẹ cân; hoặc quá thấp về chiều cao (người ta gọi là SDD thể thiếu); hoặc thừa cân, béo phì (người ta gọi là SDD thể thừa).

Trong bài này, khi nói đến “Suy dinh dưỡng” thì các em hiểu là Suy dinh dưỡng thể thiếu: Thiếu cân nặng, hoặc thiếu về chiều cao, hoặc có bạn vừa bị thiếu cân nặng, vừa bị thiếu chiều cao.

Vậy Suy dinh dưỡnghậu quả của tình trạng thiếu năng lượng; thiếu các chất dinh dưỡng, nhất là nhóm đạm, trong thi gian dài làm ảnh hưng đến sc khỏe và quá trình tăng trưởng của cơ thể. Biểu hiện thường là bị nhẹ cân, hoặc thiếu chiều cao hoặc vừa bị nhẹ cân vừa bị thiếu chiều cao.

Chúng ta thường sử dụng tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra để chẩn đoán và phân loại các mức độ suy dinh dưỡng. Trên phần mềm “Giáo dục dinh dưỡng học đường” các bạn chỉ cần nhập vào các số liệu sau là máy tính sẽ tự đưa ra chẩn đoán và phân loại tình trạng dinh dưỡng cho mỗi bạn:

  • Ngày tháng năm sinh? (theo dương lịch)

  • Giới tính? (Nam hay Nữ?)

  • Cân nặng hiện tại của bạn? (tính theo ki-lô-gam với 1 số lẻ, ví dụ: 23,4kg)

  • Chiều cao hiện tại? (tính theo cen-ti-mét với 1 số lẻ, ví dụ: 127,5cm).

Biểu hiện sớm của suy dinh dưỡng là trẻ ngừng tăng cân hoặc bị giảm cân, chậm lớn hoặc ngừng tăng chiều cao. Biểu hiện âm thầm, phụ huynh có thể không để ý nên tưởng trẻ vẫn bình thường.

Khi đánh giá cân nặng và chiều cao sẽ phát hiện trẻ bị nhẹ cân hoặc có chiều cao thấp hơn chuẩn của trẻ bình thường.

Ngoài các biểu hiện thấp bé, còi cọc ở các mức độ, bạn nào bị suy dinh dưỡng còn có thể kèm các biểu hiện như: mệt mỏi, thiếu hoạt bát, học tập kém, hay buồn ngủ, trong lớp kém tập trung; biếng ăn, khó ngủ/ngủ ít, cơ nhão...

2. Nguyên nhân Suy dinh dưỡng (SDD)

Các em ở lứa tuổi tiểu học dễ bị suy dinh dưỡng; trẻ em ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng thường xuyên bị thiên tai (hạn hán, lũ lt, xâm nhập mặn…), trẻ sinh ra trong nhng gia đình khó khăn… thường có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn. Nguyên nhân gây SDD có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân sau đây:

Do chế độ ăn thiếu năng lượng và các chất dinh dưỡng: Thường trong chế độ ăn của trẻ em suy dinh dưỡng bị thiếu chất đm, chất béo (thiếu thức ǎn có ngun gốc đng vật, kèm theo thiếu cả rau xanh, trái cây nên hay bị thiếu vitamin và các khoáng chất cần thiết). Đây là nhóm nguyên nhân thường gặp nht, chủ yếu do gia đình, bản thân các em thiếu kiến thc dinh dưỡng, nên chưa có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Do bệnh lý: Thường gặp nhất là mắc các bệnh nhim khuẩn đường hô hp, đường tiêu hóa, các bệnh ký sinh trùng. Đặc biệt là tiêu chy kéo dài, bệnh lao…

Do các yếu tố có liên quan khác

  • Do bị suy dưỡng từ nhỏ.

  • Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn.

  • Bảo quản, chế biến thc phm không đm bảo vệ sinh, nên hay bị tiêu chảy

  • Môi trường sng bị ô nhim, xử lý nước thải, phân, rác không đm bảo

  • Thiên tai (hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn…), chiến tranh

3. Hậu quả của suy dinh dưỡng

  • Suy dinh dưỡng là nguyên nhân trực tiếp quan trọng làm chậm phát triển thể chất, hạn chế sự phát triển thể lực và tầm vóc. Nếu để suy dinh dưỡng kéo dài sẽ làm chậm phát triển cả mô cơ, mô xương nên dẫn đến chậm phát triển cả thể lực và tầm vóc của trẻ về sau. Khi trưởng thành trẻ sẽ thấp lùn.

  • Tăng nguy cơ thiếu các vi chất dinh dưỡng quan trọng như thiếu sắt, thiếu vitamin A, thiếu kẽm, thiếu i-ốt… gây chán ăn và thiếu các vi chất dinh dưỡng trên lại tiếp tục duy trì và làm nặng hơn tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ, tạo ra một vòng xoắn luẩn quẩn.

  • Hay mắc các bệnh nhiễm trùng tái diễn như viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy, viêm da… do suy dinh dưỡng làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

  • Giảm khả năng tư duy, nhận thức, kém tập trung nên học tập kém hiệu quả.

  • Giảm khả năng lao động cả thể lực lẫn trí lực, không thể đảm trách tốt các công việc có liên quan đến thể lực như trong các cuộc thi đấu thể thao; làm việc trí óc kém hiệu quả, ảnh hưởng tiêu cực đến đào tạo và phát triển nhân lc, nhân tài cho đất nước.


4. Phòng chống suy dinh dưỡng
(xem thêm bài Dinh dưỡng hợp lý cho học sinh tiểu học)

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn đủ chất, đa dạng thực phẩm từ 4 nhóm thực phẩm cơ bản. Ăn đủ cả số lượng và chất lượng. Chú ý các thức ăn giàu đạm, béo.

  • Không bỏ bữa sáng trước khi đi học; ăn đủ số bữa trong ngày với thời gian hợp lý.

  • Nếu có bệnh (ốm) phải đi thăm khám và điều trị kịp thời.

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

  • Thường xuyên kiểm tra chiều cao và cân nặng, trung bình từ 3-6 tháng/ 1 lần, nếu đang bị suy dinh dưỡng thì phải cân đo hàng tháng để xem mức độ phục hồi.

  • Tăng cường vận động thể lực để có sức khỏe tốt.