Chuyên đề 01  
                                                                       Bài giảng tham khảo (Slide trình chiếu)

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học 



 Mục tiêu bài học:


 Sau bài học, học sinh nắm được:

  • Biết được cách phân loại, đánh giá tình trạng dinh dưỡng;

  • Biết cách cân và đo cơ thể của mình và dựa vào số đo về cân nặng và chiều cao, đánh giá được tình trạng dinh dưỡng của bản thân.

  • Có ý thức điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và vận động thể lực để có  một tình trạng dinh dưỡng tốt nhất. 

1.   1. Cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của học sinh


Có nhiều phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của học sinh (TTDD), nhưng thông thường nhất là phương pháp dựa vào các số đo về cân nặng và chiều cao để tính toán.

Muốn biết tình trạng dinh dưỡng của một bạn học sinh, chúng ta cần biết 4 thông tin sau đây:

  • Ngày tháng năm sinh? (ghi theo dương lịch, từ đó tính ra tuổi ở thời điểm hiện tại);

  • Giới tính? (nam hay nữ);

  • Cân nặng hiện tại? (mấy ki-lô-gam? lấy đến một số lẻ sau dấu phảy, ví dụ 17,3kg);

  • Chiều cao hiện tại? (bao nhiêu centimet? lấy đến một số lẻ sau dấu phảy, ví dụ 123,5cm).

Khi có 4 thông tin này, người ta sẽ tính toán và so sánh kết quả với tiêu chuẩn mà Tổ chức Y tế thế giới quy định để rút ra kết luận về tình trạng dinh dưỡng của một bạn học sinh, cụ thể là:

Về cân nặng: Bạn có ở trong ngưỡng bình thường hay bạn bị thiếu cân (còn gọi là suy dinh dưỡng thể thiếu cân)? Hoặc bạn bị thừa cân, béo phì? Bằng cách so sánh chỉ số BMI.

Để tính toán xem bạn có bị thiếu cân hay thừa cân, người ta tính toán ra chỉ số BMI. Vậy chỉ số BMI là gì? Đó là tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao, dựa vào công thức toán học:


Ví dụ: Bạn Hoa, sinh ngày 21/11/2009. Cân nặng là 27,5kg; chiều cao là 129,1 cm (quy ra mét là 1,291 mét), áp dụng vào công thức trên, ta tính ra được BMI của bạn Hoa là 16,5

Về Chiều cao
: Bạn có ở trong ngưỡng bình thường hay bạn bị thiếu chiều cao? (còn gọi là bị suy dinh dưỡng thể thấp còi).




Hình 3. Cách phân loại/ đánh giá tình trạng dinh dưỡng của học sinh

2. Cách cân và đo

Dụng cụ: Gồm thước đo chiều cao và cân điện tử được trang bị trong phòng máy tính (Hình 4) Hình 4: Dụng cụ Cân và Đo được trang bị trong phòng máy tính


Cách tiến hành:

Cân: Bạn bỏ hết giày, dép và áo khoác ngoài, trên tay không được có các vật dụng nào khác (để lấy được càng chính xác cân nặng của cơ thể càng tốt). Đứng lên cân điện tử và ghi lại chỉ số với 1 số lẻ sau dấu phẩy (ví dụ: 23,5kg; hoặc 45,0kg).

Đo chiều cao: Tương tự như trên, bạn bỏ hết giày, dép, mũ, búi tóc và áo khoác ngoài, trên tay không được có các vật dụng nào khác (để lấy được càng chính xác chiều cao thực của cơ thể càng tốt). Tư thế đứng như hình vẽ minh họa. Ghi lại số đo về chiều cao với 1 số lẻ sau dấu phẩy (ví dụ: 129,5cm; hoặc 155,0cm).

Thực hành: Các bạn hãy sử dụng Cân và Thước ở Phòng Máy tính, tiến hành Cân đo cho chính mình và cho các bạn, sau đó nhập số liệu vào phần mềm trên máy tính, rút ra nhận xét, kết luận và hãy thảo luận xem nên thực hiện chế độ dinh dưỡng như thế nào để duy trì tình trạng dinh dưỡng tốt nhất nhé.