Thật tiện lợi khi có lò vi sóng trong nhà. Nhờ nó, bạn có thể nấu ăn nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian và sức lực trong cuộc sống công nghiệp hiện đại gấp gáp này. Tuy vậy, để lò vi sóng thực sự trở thành người bạn hữu ích giúp bạn làm bếp hiệu quả, thì chính bạn cũng cần phải biết cách sử dụng khoa học lò vi sóng.
Những dụng cụ nào được dùng trong lò vi sóng?
Sóng vi ba không thể xuyên qua được kim loại, chúng sẽ phản hồi khi gặp bất kỳ một đồ đựng thức ăn bằng kim loại nào trong lò và chúng sẽ gây ra hiện tượng đánh lửa. vì thế những dụng cụ nào không phải làm tư kim loại thì trên nguyên tắc đều có thể cho vào lò vi sóng được. Nhưng có những dụng cụ chứa thực phẩm không hấp thụ lò vi ba. Bạn có thể thử chúng bằng cách đổ một ít nước lã chứa vào dụng cụ đó, rồi đặt vào trong lò. Để chế độ nhiệt lượng cao, bật lò trong khoảng 1 phút. Nếu sau đó bạn thấy nước trong lò nóng lên thì dụng cụ đó có thể sử dụng được. Còn nếu vẫn lạnh mà sờ vào dụng cụ đó thấy nóng, nghĩa là dụng cụ đó không cho sóng viba đi qua, không nên tiếp tục sử dụng để đựng thực pahamr đưa vào lò vi sóng.
Nói chung đồ gốm, sứ là những dụng cụ dùng trong lò vi sóng tương đối an toàn. Ngoài ra dụng cụ bằng thủy tinh cũng có thể dùng được nhưng cần lưu ý là những ly, cốc bằng thủy tinh mỏng sẽ dễ bị nứt, vỡ khi nhiệt độ cao.
Sử dụng lò vì sóng thế nào cho an toàn, hiệu quả?
Nếu nhà bạn có trẻ con thì tốt nhất là nên đặt lò vi sóng ở vị trí mà con bạn không với tới bạn. Cẩn thận hơn, bạn có thể đặt sẵn một bát nước lã ở trong lò đề phòng trong nhà có người quên không ngắt điện nguồn hoặc vô tình bật máy thì đã có bát nước đó hấp thụ sóng viba.
Bạn không nên cho cả quả trứng vào nấu trong lò vì áp suất trong quả trứng tăng sẽ làm trứng nổ tung khi bật điện. Đối với những thức ăn có dầu hoặc mỡ, trước khi đưa vào nấu trong lò, bạn nên bọc ni lông (loại để bọc thực phẩm, thường được bán trong các siêu thị) lên trên bề mặt thức ăn, tránh cho khi nấu, mỡ, dầu sôi lên và bắn lung tung trong lò.
Sóng viba có thể xuyên qua thực phẩm với độ dày 2cm. Phần thực phẩm bên trong sẽ chín do nhiệt truyền từ ngoài vào. Vì thế bạn nên cắt thực phẩm thành những lát mỏng 2 – 3cm để thực phẩm nhanh chín. Tránh cắt thành miếng vuông, daayfm vì khi đó các cạnh của thực phẩm có thể bị cháy trong khi phần bên trong thì lại chưa kịp chín. Trong khi nấu, bạn cũng nên lật đi, lật lại thực phẩm để cho các miếng được chín đều.
Do nhiệt lượng sinh ra trong lò vi sóng rất cao có thể phá hủy vitamin trong rau quả. Nếu đun nấu rau, quả trong lò thì bạn cần lưu ý điều chỉnh thời gian và nhiệt độ của lò theo trọng lượng của thực phẩm sao cho rau, quả chỉ vừa chín tới.
Bạn cũng có thể đặt chế độ Defrost khi cần rã đông cho thực phẩm đôn lạnh. Chức năng này rất thuận tiện cho bạn, trong khi bình thường bạn phải lấy thực phẩm ra ngoài, để có khi một vài giờ đồng hồ thực phẩm mới rã đông được. Nếu sử dụng lò vi sống thì chỉ mất nhiều nhất khoảng 15 phút. Để rã đông nhanh chóng, đỡ tốn nhiệt lượng, bạn cần nhớ trước khi cho thực phẩm vào lò phải gỡ bỏ giấy gói ngoài, nếu bạn để thực phẩm trong hộp hay trong bát ở ngăn đông lạnh thì cũng nên chuyển sang dụng cụ chứa khác không lạnh.
Vệ sinh, bảo quản lò
Để giữ độ bền cho lò vi sóng, bạn nên thường xuyên vệ sinh lò sau mỗi lần dùng. Ở những chỗ có mỡ, dầu dính vào, bạn dùng giẻ thấm nước xà phòng để lau, rồi lau lại bằng một giẻ mềm sạch khác. Việc lau sạch sẽ bên trong lò là rất quan trọng vì sau khi nấu xong, sẽ có nhiều vụn thức ăn vương vãi trong lò, làm cho lò tốn nhiều nhiệt lượng hơn. Hơn nữa, các vụn thức ăn dính vào mép lò dễ làm cho cửa lò đóng không kín, nên việc đun nếu sẽ kém hiệu quả.
Quỳnh Như