Chuyên đề 14  

Phòng chống bệnh giun sán 


 
Mục
tiêu bài học:

 Sau bài học, học sinh nắm được:

  • Nguyên nhân và tác hại của việc nhiễm giun

  • Cách phòng chống nhiễm giun: bao gồm vệ sinh trong ăn uống, vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch và tẩy giun định kỳ.


Để phòng chống giun sán cần giữ vệ sinh ăn uống, rửa tay trước khi ăn, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, vệ sinh nhà ở sạch sẽ

1. Nhiễm giun có tác hại gì?

  • Nhiễm giun là tình trạng phổ biến ở trẻ em.

  • Nhiễm giun gây suy dinh dưỡng vì giun chiếm đoạt các chất dinh dưỡng (giun đũa).

  • Nhiễm giun gây thiếu máu (giun tóc, giun móc).

  • Giun có thể gây một số tai biến nguy hiểm ở đường ruột (tắc ruột, giun chui ống mật), biếng ăn, rối loạn tiêu hóa.

2. Trẻ bị nhiễm giun bằng cách nào?



  • Nhiễm giun do ăn thức ăn không sạch, uống nước chưa đun sôi 

  • Trẻ bị nhiễm giun khi đưa các đồ chơi bẩn vào miệng.

  • Cầm, nắm thức ăn không rửa tay sau khi đi đại tiện.

  • Người lớn không rửa tay sạch khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ.

  • Trẻ chơi, tiếp xúc với súc vật.

  • Trẻ ăn thức ăn nhiễm ký sinh trùng

  • Trẻ ăn khi thức ăn chưa được đun nấu kỹ

3. Làm thế nào phòng chống nhiễm giun cho trẻ?

Hãy giữ vệ sinh cá nhân:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.

  • Ăn chín, uống nước đã đun sôi

Đảm bảo vệ sinh ăn uống:

  • Chỉ ăn những thức ăn tươi, sạch.

  • Uống nước đã đun sôi.

  • Ăn thức ăn đã được nấu chín.

  • Thức ăn được che đậy để tránh ruồi, nhặng.

Giữ gìn nhà ở, sân, vườn sạch sẽ:

  • Không phóng uế bừa bãi.

  • Đi đại tiện đúng nơi quy định vào hố xí có nắp đậy.

  • Sử dụng nguồn nước sạch.

  • Không nuôi súc vật trong nhà.

  • Không dùng phân tươi bón ruộng, vườn.

  • Vệ sinh nhà cửa, vườn sạch sẽ.

  • Vứt rác đúng nơi quy định.

4. Khi trẻ bao nhiêu tuổi thì có thể uống thuốc tẩy giun

  • Khi trẻ 2 tuổi trở lên có thể tẩy giun cho trẻ bằng uống thuốc tẩy giun.

  • Trẻ có thể uống thuốc tẩy giun theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần theo hướng dẫn của nhân viên y tế.