Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt  
  Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt


Mục tiêu bài học:

Sau bài học, học sinh nắm được:


  • Các dấu hiệu để nhận biết thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt
  • Nguyên nhân và Hậu quả của thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt
  • Các biện pháp phòng chống thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt: Học sinh có ‎ ý thức và hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường và sử dụng các thực phẩm giàu chất sắt để phòng thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt.
  • Các thực phẩm nào giàu chất sắt để phòng thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt.



1. Thế nào là thiếu máu dinh dưỡng?

  • Thiếu máu dinh dưỡng là hiện tượng thiếu máu do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu. Các chất dinh dưỡng tham gia vào tạo máu là chất đạm (Protein), sắt, acid folic, vitamin B12, B6, vitamin C…

  • Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt là một thể bệnh thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất ở nước ta, do cơ thể thiếu chất sắt, là một thành phần quan trọng cần thiết cho quá trình tạo máu. Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt là một bệnh tiến triển âm thầm nên thường bị bỏ qua.

  • Nguyên nhân chủ yếu của bệnh Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt là do chế độ ăn thiếu chất sắt so với nhu cầu của cơ thể, ngoài ra còn có nguyên nhân do nhiễm giun (các loại giun sống ký sinh trong ruột, ăn các chất dinh dưỡng làm cho cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng, trong đó có chất sắt; hoặc như giun móc làm chảy máu đường tiêu hóa, cơ thể bị mất máu kéo dài, dẫn đến thiếu máu).

2. Các dấu hiệu để nhận biết thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt

Dấu hiệu sớm:

  • Trẻ em: Mệt mỏi, ít hoạt động, hay quấy khóc, ăn kém, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

  • Người lớn: Hay hoa mắt, chóng mặt, kém tập trung, hay đau đầu, buồn ngủ.

Giai đoạn muộn:

  • Thiếu máu xuất hiện từ từ, da xanh, niêm mạc nhợt, thiếu máu nặng thường có dấu hiệu chóng mặt, tim đập mạnh, khó thở khi gắng sức…

  • Thiếu máu ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể: hệ thần kinh, tim mạch, hệ miễn dịch, nội tiết…

3. Hậu quả của thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt là gì?

Đối với trẻ em

  • Biếng ăn, chậm lớn.

  • Hệ miễn dịch suy yếu.

  • Ảnh hưởng đến chỉ số thông minh (IQ).



Đối với các em lứa tuổi học đường

  • Giảm phát triển trí tuệ, vận động.

  • Giảm khả năng học tập và hoạt động thể lực

  • Giảm phát triển thể lực

  • Giảm sức đề kháng với bệnh nhiễm trùng


Đối với phụ nữ có thai

  • Thiếu máu gây nên tình trạng thiếu oxy ở các tổ chức, đặc biệt ở một số cơ quan như tim, não.

  • Nguy hiểm hơn, thiếu máu còn tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của của mẹ và con.

  • Những bà mẹ bị thiếu máu có nguy cơ đẻ con nhẹ cân và dễ bị chảy máu ở thời kỳ hậu sản và lại sinh ra những đứa con có tình trạng dự trữ sắt thấp...



4. Tại sao trẻ em hay bị thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt?

5. Cần phải làm gì để phòng bệnh thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt

  • Bổ sung sắt và đa vi chất dinh dưỡng cho các đối tượng có nguy cơ cao: phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú trong 2 tháng đầu, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em.

  • Đa dạng hóa bữa ăn: cần cung cấp đủ các thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc động vật, thực phẩm giàu vitamin C.

  • Phòng chống bệnh nhiễm trùng, nhiễm giun sán, tiến hành tẩy giun định kỳ 1 năm 2 lần.

6. Các thực phẩm nào giàu chất sắt để phòng thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt

  • Sữa mẹ, đặc biệt trong 6 tháng đầu.

  • Sữa và các thực phẩm có bổ sung sắt và các vi chất dinh dưỡng.

  • Các thực phẩm giàu sắt: Trứng, thịt bò, cá, gan, tim, bầu dục, tiết, các loại đậu đỗ.


                                              Tên thực phẩm thông dụng giàu sắt
                                       (Hàm lượng sắt có trong 100g thực phẩm)




Thực phẩm thực vật

mg

Mộc nhĩ

56.1

Nấm hương khô

35.0

Cùi dừa già

30.0

Đậu tương (đậu nành)

11.0

Đậu phụ chúc

10.8

Bột ca cao

10.7

Vừng (đen, trắng)

10.0

Rau câu khô

8.8

Cần tây

8.0

Rau đay

7.7

Đậu trắng hạt (Đậu tây)

6.8

Đậu đũa (hạt)

6.5

Hạt sen khô

6.4

Đậu đen (hạt)

6.1

Rau giền trắng

6.1

Rau giền đỏ

5.4

Măng khô

5.0



Thực phẩm Động vật

mg

Thịt lợn sống

20.4

Gan lợn

12.0

Gan bò

9.0

Gan gà

8.2

Bầu dục lợn

8.0

Bầu dục bò

7.1

Lòng đỏ trứng gà

7.0

Tim lợn

5.9

Lòng đỏ trứng vịt

5.6

Tép khô

5.5

Thịt bồ câu ra ràng

5.4

Tim bò

5.4

Tim gà

5.3

Gan vịt

4.8

Cua đồng

4.7

Tôm khô

4.6



Giáo án Tham khảo (Dành cho giáo viên)