Chuyên đề 04  
Bài giảng tham khảo (Slide trình chiếu)

Nhu cầu năng lượng cho học sinh tiểu học 


 Mục tiêu bài học: 


Sau bài học, học sinh nắm được:

  • Con người cần năng lượng để duy trì các hoạt động thể lực (lao động, vui chơi, học tập...) và các hoạt động sống của cơ thể

  • Nhu cầu năng lượng không giống nhau ở mỗi người. Nó phụ thuộc vào các yếu tố: Tuổi, Giới, Loại hình lao động, Tình trạng sinh lý.

1.  Con người cần năng lượng và các chất dinh dưỡng để làm gì?


Như vậy, con người cần năng lượng để duy trì các hoạt động thể lực (học tập, vui chơi, thể dục, lao động…), để cung cấp năng lượng cho quá trình tiêu hóa thức ăn, để duy trì chuyển hóa cơ bản trong cơ thể con người.

Vậy năng lượng ấy lấy ở đâu ra? Như các bạn đã biết, cái ô tô hay xe máy cần chạy được thì phải lấy năng lượng từ xăng, cái quạt muốn quay được thì lấy năng lượng từ nguồn điện cung cấp cho nó. Con người muốn duy trì các hoạt động sống thì phải lấy năng lượng từ thức ăn.

Thức ăn sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Các chất dinh dưỡng này khi vào cơ thể, sẽ được cơ thể tiêu hóa, hấp thu để cho ra năng lượng và tổng hợp các chất để xây dựng, tái tạo bảo vệ cơ thể, duy trì các hoạt động sống. Vì thế, con người có nhu cầu được cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản như Chất đạm (Protein), Chất béo (Lipid), Chất bột đường (Glucid), ngoài ra còn có nhu cầu về các vitamin và khoáng chất nữa.


2. Nhu cầu năng lượng khuyến nghị (NCNLKN) cho trẻ em 6 - 11 tuổi


Hàng ngày, cơ thể cần năng lượng cho chuyển hóa cơ bản (hoạt động sống trao đổi chất của các tế bào; duy trì trạng thái tích điện (ion) ở màng tế bào; duy trì thân nhiệt…) cho các hoạt động thể lực (lao động, thể dục, thể thao…), cho tác động đặc hiệu của thức ăn, cho quá trình tăng trưởng và thay cũ đổi mới các tế bào.

Đơn vị đo năng lượng là ki-lô-ca-lo (viết tắt là Kcal). Thực phẩm có chứa Glucid, Lipid, Protein khi vào cơ thể chuyển hóa sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể. Cứ 1 gam Protein cung cấp 4 Kcal, 1 gam Glucid cung cấp 4 Kcal, 1 gam Lipid cung cấp 9 Kcal. Căn cứ vào đây, các nhà khoa học sẽ tính toán được bữa ăn cụ thể của chúng ta có bao nhiêu ki-lô-ca-lo.

Nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào:

  • Lứa tuổi (trẻ em khác với người lớn, người trẻ khác với người già...)

  • Giới tính (Nam khác với Nữ)

  • Mức độ Hoạt động thể lực (HĐTL), hay còn gọi là loại hình lao động, chia ra thành các mức độ: nhẹ; trung bình; nặng

  • Tình trạng sinh lý (phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú sẽ có nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng khác với người phụ nữ bình thường)

Bảng 1: Nhu cầu khuyến nghị năng lượng cho trẻ em 6 - 11 tuổi
(Theo "Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam" năm 2016)



Năng lượng trong một số món ăn:


Bảng 2: Phân loại mức độ hoạt động thể lực theo loại hình lao động


Minh họa một số mức độ hoạt động thể lực